Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 4
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 998832

Bố nuôi” bên đường tàu với nghề nhặt phế liệu sắt

Hà Nội vào đêm, muôn ánh đèn lung linh chiếu rọi phố phường, ngõ ngách. Nhưng chỉ riêng đoạn đường tàu gần 100m nối giữa hai con phố Nguyễn Thái Học và Điện Biên Phủ thì chẳng bao giờ sáng sủa. Ở đó, có một Túp lều chỉ rộng chưa đầy 5m2, cao không quá 2m. Nó được làm bằng tổng hợp những vật liệu đã cũ nát như mái tôn, những thanh sắt gỉ, giấy bìa, vỏ bao dứa, gạch ngói,… vô cùng tạm bợ của đô vợ chồng nhặt sắt phế liệu

Bố nuôi” bên đường tàu với nghề nhặt phế liệu sắt

Hà Nội vào đêm, muôn ánh đèn lung linh chiếu rọi phố phường, ngõ ngách. Nhưng chỉ riêng đoạn đường tàu gần 100m nối giữa hai con phố Nguyễn Thái Học và Điện Biên Phủ thì chẳng bao giờ sáng sủa. Ở đó, có một Túp lều chỉ rộng chưa đầy 5m2, cao không quá 2m. Nó được làm bằng tổng hợp những vật liệu đã cũ nát như mái tôn, những thanh sắt gỉ, giấy bìa, vỏ bao dứa, gạch ngói,… vô cùng tạm bợ của đô vợ chồng nhặt sắt phế liệu

Ông tên là Phạm Ngọc Sơn, sinh năm 1935 ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ông đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, rồi sau giải phóng làm một nhân viên ngành đường sắt nên dường như ông đã đặt chân đến khắp mọi miền đất nước.

 Ngôi nhà vợ chồng giá nhặt ve chai

                     Vợ chồng ông Sơn bên túp lều ngay sát đường tàu.

Ông bà bỗng trở thành những kẻ ngụ cư nghèo khổ bất đắc dĩ giữa chốn Hà thành. Hằng ngày, ông Sơn tham gia vào Đội Trật tự phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm với phụ cấp 600.000 đồng/tháng và thỉnh thoảng làm gác chắn đường tàu, làm ca nào được trả lương ca ấy, không có biên chế. Những lúc rảnh rỗi, ông còn sang chùa Bồ Đề, quận Long Biên để giúp các nhà sư quét dọn, hoặc làm những việc vặt. Còn bà Mận-vợ ông, những lúc khỏe mạnh thì đi nhặt đồng nát, sắt vụn quanh khu vực ấy, cũng kiếm được ít tiền sống qua ngày.

Ngày ngày, Quân lê bước khắp Hà Nội nhặt rác, tối mang về gom để ở cạnh túp lều, hôm sau bán cho hàng đồng nát. Đêm đến, anh lại lấy chăn chiếu ra đoạn hiên nhà quen thuộc nào đó ngủ. Ông Sơn bảo ở đây có vài trường hợp như Quân. Tuy chẳng có gì cho chúng nhưng ông thương và đều coi chúng là con của mình. Những hôm chúng không về, hay mưa bão, rét mướt đêm đông… ông lại lo lắng đứng ngồi không yên. Hay mới đây, bi thảm như bà Nguyễn Thị Tiến, quê ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, 60 tuổi đi nhặt phế liệu bị bọn côn đồ đánh cho dập lá lách và nằm bất động ở đoạn đường tàu này. Khi phát hiện ra, ông Sơn chẳng quản gian khó, gọi xe cấp cứu chở bà Tiến vào bệnh viện. Sau đó, ông còn đứng ra làm mọi thủ tục để xin giảm viện phí cho bà Tiến. Người dân ở đây cho biết, nếu không có ông Sơn thì bà Tiến đã mất mạng đêm đó. Thậm chí có nhiều đối tượng trôi dạt đi đào vàng 9, 10 năm vẫn tay trắng về khu đường sắt này nằm vật vã, đói khổ chờ tàu về quê. Có trường hợp khó khăn quá, ông phải bỏ số tiền tích cóp ít ỏi của mình ra mua vé cho họ kịp chuyến về quê. Không chỉ thế, ông Sơn còn đem thức ăn, nước uống ra cho họ. Người ta thường nói “lá lành đùm lá rách”, còn ông Sơn thì bảo “thôi thì lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Không chỉ làm công tác giữ gìn trật tự, những lúc rảnh rỗi, ông còn đến chùa Bồ Đề phụ giúp các nhà sư chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh, bệnh tật... “Đói cho sạch, rách cho thơm”, ông Sơn và bà Mận luôn luôn tâm niệm phải sống như thế. Tuy phải ăn đói, mặc rét nhưng tấm lòng của vợ chồng ông đối với mọi người vẫn luôn vẹn tròn, chan hòa, vô cùng đáng quý.

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 4 Total: 998832