Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 5
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 1008329

Ngày Gia đình Việt Nam và chuyện những người xa gia đình mưu sinh chốn thị thành bằng nghề thu mua phế liệu

Ngày Gia đình Việt Nam và chuyện những người xa gia đình mưu sinh chốn thị thành bằng nghề thu mua phế liệu

Ngày Gia đình Việt Nam ai ai cũng muốn đoàn tụ bên gia đình, người thân nhưng đối với họ, những người phụ nữ tỉnh lẻ mưu sinh nơi chốn thị thành thì gia đình họ chỉ thực sự êm ấm và con cái họ chỉ được đến trường khi họ được trả lương đầy đủ hay bán được nhiều hàng. Vì hạnh phúc họ chấp nhận nuốt nước mắt rời xa người thân, gia đình để tìm kế mưu sinh chốn thị thành.

Dọc các phố phường Hà Nội, không khó để chúng ta chứng kiến những phận đời mưu sinh với đủ thứ công việc từ phụ hồ, buôn bán ve chai, bán hàng rong đến đánh giày….

Dù nắng như đổ lửa, mưa xối xả dội vào mặt không thấy đường đi, rét cắt da cắt thịt thì những người lao động đến từ các tỉnh lẻ ấy vẫn “bất chấp” mà rong ruổi vì miếng cơm manh áo và nuôi hy vọng, ước mơ cho gia đình về một tương lai tốt đẹp hơn.

Dưới cái nắng hơn 40 độ C, mặt đường như chảo lửa khiến con người ta như sắp bị thiêu rụi nhưng chị Vũ Thị Nguyệt quê ở Đông Hưng (Thái Bình) vẫn phơi nắng ngoài đường vì tương lai của đứa con gái duy nhất đang học đại học.

Chị Nguyệt năm nay xấp xỉ 50 tuổi, lên Hà Nội mưu sinh đã 20 năm chẵn và đã có nhiều năm làm nghề thu mua sắt phế liệu ở khu vực đường Trần Duy Hưng và những khu vực gần Big C Thăng Long. Công việc của chị là hàng ngày vào tất cả các con hẻm đê thu mua ve chai rồi ra ra vệ đường bán lại cho người đi đường để kiếm lời.  

thu mua đồng phế liệu giá cao nhất 0909752200

Tâm sự về những tháng ngày cơ cực mưu sinh tại Hà Nội, chị Nguyệt cho biết, chị đã có 20 năm bươn chải đủ thứ nghề, nào ve chai, bán hàng rong, phụ hồ...

"Mấy năm nay sức khỏe yếu, đôi chân đã mỏi, tôi chuyển sang nghề bán bánh mỳ để gắng nuôi đứa con gái duy nhất ăn học đến nơi đến chốn", chị Nguyệt cho biết.

Hỏi về gia đình, chị Nguyệt lặng đi một lúc, dường như lâu nay không ai khơi gợi lại chuyện cũ của gia đình khiến chị rơi lệ.

“Tôi ly dị chồng 20 năm nay. Chồng nát rượu, không chịu nổi cảnh hành hạ nên đường ai nấy đi cho nhẹ người. Ngày lên Hà Nội mang theo đứa con gái còn đỏ hỏn, cùng cực đủ đường. Nghĩ mà ức cho số phận, tôi quyết chí nuôi cháu ăn học để mong sau này đỡ khổ” - chị Nguyệt rưng rưng nước mắt kể lại.

Số phận khó khăn, truân chuyên là thế nhưng việc mưu sinh của chị ở Hà Nội cũng không mấy dễ dàng. Theo những chia sẻ từ chị Vũ Thị Nguyệt thì những công việc hiện tại cũng chỉ mang lại cho chị thu nhập chỉ được hơn 100 nghìn đồng mỗi ngày. Số tiền lời lãi ấy chỉ đủ trang trải cho cuộc sống của 2 mẹ con còn nói để dư dả, dành dụm thì gần như không có.

"Để mưu sinh qua ngày thì mức thu nhập đó coi như tạm ổn cho 2 mẹ con, chỉ sợ nhất là lúc ốm đau không có tiền dành dụm để chi tiêu. Công việc bán bánh mì đang ngày càng khó khăn vì an ninh họ đuổi dữ lắm, có khi mất cả thùng bánh mỳ như chơi", chị Nguyệt tâm sự.

Những chuyến hàng rong "chở" cả gia đình

Chia sẻ về con gái chị Nguyệt vừa tự hào nhưng cũng chợt thoáng buồn. Con gái chị đã tốt nghiệp trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Thế nhưng, giờ sinh viên ra trường không tìm được việc làm, nghĩ thương con chị Nguyệt đành cố cho con học thêm tiếng Nhật. Chị bảo “cho nó học thêm tiếng Nhật dễ xin việc hơn. Cùng lắm là làm công nhân tại một công ty nào đó của Nhật Bản lương còn cao hơn một chút nếu biết tiếng Nhật”.

Đôi vài người mẹ ấy suốt 4 năm qua đã quằn mình gồng gánh cả tương lai cho con nay cũng đã đến lúc nhẹ gánh nhưng vì thương con và lo lắng cho tương lai của con chị đành phải cố thêm trên vai mình những gánh nặng mới.

Đôi mắt của người phụ nữ tỉnh lẻ ấy chợt nhìn xa xăm theo dòng xe cộ đang tấp nập về chiều như nghĩ ngợi một điều gì đó xa xăm. Mặt trời sắp lặn, chút ánh sáng yếu ớt lấp ló sau những tòa nhà cao tầng. Với chị, có lẽ tia hy vọng dù nhỏ nhưng cũng đủ để có thêm niềm tin cho cuộc sống mưu sinh hiện tại.

Phận ve chai và những phụ nữ xây “nhà ước mơ”

Đôi vợ chồng chị Huế, anh Thao quê ở Xuân Trường (Nam Định) hiện đang làm nghề thu mua ve chai như là thu mua đồng phế liệu ,thu mua đồng nát.sắt vụn trên phố Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Lấy nhau, anh chị có 2 mặt con. Đất chật, cuộc sống ở quê nghề chính là thuần nông, quanh năm trông chờ vào mấy sào ruộng. Gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến đôi vợ chồng trẻ tìm đường lên Hà Nội kiếm kế sinh nhai.

5 năm rong ruổi thu mua phế liệu, ve chai nay đã oải, chị Huế bàn với chồng vay mượn, gom góp thêm ít tiền để mở điểm thu mua phế liệu giá cao. Chị Huế cho biết, ở quê mỗi nhân khẩu chưa đầy một sào ruộng. Cấy lúa chẳng đủ ăn, con cái học hành càng thêm chật vật, trăm việc đến tay. Vợ chồng đành “liều” gửi 2 con nhỏ nhờ ông bà trông nom lên Hà Nội.

Phụ nữ ở các tỉnh lẻ thường mưu sinh bằng nghề thu mua, buôn bán phế liệu tại Hà Nội

“Nghề thu mua đồng phế liệu giá cao trước đây buôn bán còn thuận. Giờ người đông của khó. Biết là khó khăn nhưng cố gắng còn hơn ở quê. Mỗi tháng còn dành dụm được ít tiền gửi về quê cho các con học hành, bố mẹ già trang trải cuộc sống” – chị Huế cho hay.

Éo le hơn hoàn cảnh vợ chồng chị Huế, chứng kiến hoàn cảnh bà Thiện (Thanh Oai, Hà Nội) nhiều người sẽ cảm thấy ái ngại cho số phận những người mưu sinh ở thủ đô. Tuổi đã già không thể làm các công việc nặng nhọc hay buôn bán, hàng ngày bà Thiện đi nhặt nhạnh cơm và thức ăn thừa thải trong túi rác bên vệ đường để về nuôi chó.

Nói về câu chuyện cuộc đời mình, bà Thiện cho biết: Ông nhà mất sớm, con trai hỏi vợ, con gái lấy chồng nhưng khó khăn không nuôi nổi mẹ. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp cọc cạch, bà đạp xe len lỏi qua từng con phố ở nội thành để thu lượm, xin ve chai đem bán kiếm tiền sinh sống. Tuổi cao, nhiều lúc trái gió trở trời, căn bệnh xương khớp bị tái phát khiến người đau ê ẩm. Thế nhưng, bà Thiện vẫn phải gắng gượng mưu sinh.

Chung phận mưu sinh nơi chốn thị thành, khu vực Mỗ Lao (Hà Đông) nơi có nhiều công trình xây dựng lại là nơi sinh nhai của nhiều phụ nữ đến từ các tỉnh lẻ ra Hà Nội làm nghề bốc gạch, phụ hồ.

"Tôi làm công nhân xây dựng ở Hà Nội, xây không biết bao nhiêu tòa nhà cao tầng. Vậy mà, ngay đến ngôi nhà của chính mình ở nơi gió biển, cát trắng chẳng bao giờ được kiên cố", chị Liên cho biết.

Chị Liên và nhiều chị em khác làm công nhân xây dựng tại một công trường

Kể về gia đình mình, chị Liên cho biết, chồng chị không may bị tai nạn xe máy. Vết thương lành, thế nhưng sức khỏe giảm sút, cơ thể yếu đi không còn khả năng đi biển nữa. Nhà có 3 con, đứa lớn hiện đang học đại học Thương mại, 2 đứa nhỏ học THPT. Chị Liên đành phải mưu sinh bằng công việc nặng nhọc để lo toan cho gia đình.

“Mỗi ngày tiền công được chủ thầu trả 200 nghìn đồng, mình tăng ca thì thêm thu nhập. Biết là vất, nhưng tôi không bươn chải thì cả nhà chết đói. Hy sinh của bố mẹ đều mong rằng con cái trưởng thành, có nghề nghiệp, ước mơ thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn, thoát khỏi cảnh ăn no vác nặng” – chị Liên tâm sự.

Chúng tôi hiểu, hiểu ước mơ ấy không phải riêng gì gia đình chị Liên mà của chung hàng triệu gia đình đang đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.

Ai cũng có một gia đình và họ đang hàng ngày mong cho gia đình đó ổn định và hạnh phúc nhưng gánh nặng cuộc sống đã bắt họ phải rời xa những người thân để đến chốn thị thành mong tìm kiếm những điều tốt đẹp cho gia đình họ. Hạnh phúc với họ đơn giản là được nhìn thấy gia đình mình nơi quê nhà được bình yên, con cái tìm thấy tương lai của mình.

Hà Long

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 5 Total: 1008329