Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 13
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 1006135

Nghề đồng nát ở vùng quê của người lao động nghèo

Nghề đồng nát ở vùng quê của người lao động nghèo

Nghề đồng nát ở vùng quê của người lao động nghèo

Nghề đồng nát hay còn gọi là nghề ve chai, thu gom phế liệu. Nghề đồng nát là nghề kén người. Không nhẫn nại, tỉ mỉ, sợ vất vả, khổ sở, không chịu được ánh nhìn khinh khi của người khác,… thì không thể theo nghề này. Bởi vậy, hầu hết những người hành nghề thu mua dong phe lieu trên từng con đường, góc phố là những người phụ nữ nông thôn lam lũ, cần cù.

thu mua đồng phế liệu giá cao

“Trang thiết bị” hành nghề của họ chỉ lèo tèo vài ba thứ: chiếc xe đạp cà tàng hay đôi quang gánh, một chiếc cân móc nhỏ, vài chiếc bao để đựng phế liệu, và một cọc tiền lẻ. Ngày ngày, từ sáng sớm đến nhá nhem, họ len lỏi vào từng ngõ hẻm để thu mua đủ thứ thượng vàng hạ cám: sách cũ, bìa các tông, đồng nhôm, sắt vụn,… – những thứ tưởng chừng vô dụng nhưng vẫn có thể tái sử dụng, tái chế. Có khi, họ dùng bàn tay trần, bới những thứ có thể tái chế được trong những thùng rác ven đường. Cái gọi là đồ bỏ đi của người khác có thể chính là bữa cơm có thịt hay đồng học phí ít ỏi cho những đứa con nhỏ ở quê sớm phải xa mẹ vì gánh nặng mưu sinh.

Người ta gọi nghề đồng nát là nghề “sáng cấy, chiều gặt” bởi nghề này tuy vất vả, khó khăn nhưng vốn bỏ ra ít, thu hồi vốn nhanh, lời lãi cũng khá. Chị Nụ (quê Nam Định) cho biết: “Mỗi ngày chị đều đi thu mua sắt phế liệu từ 7h sáng. Nếu sáng mua được nhiều thì trưa về bán lại ngay tại bãi đồng nát ở khu Nghĩa Tân hoặc đường Hoàng Quốc Việt. Nếu không thì cuối ngày mới đến “đổ” tại các bãi đồng nát này”. Vì là nghề “thời vụ” nên thu nhập của họ cũng rất bấp bênh. Khi “trúng mối” thì có thể được 300.000 – 500.000 một ngày, nhưng hôm nào không may thì kiếm được 100.000 cũng khó. Bình quân, mỗi ngày công của họ khoảng 120.000 – 150.000.

Nghề đồng nát cũng có tính “thời vụ”. Thường thì vào những ngày nghỉ cuối tuần thu nhập của người buôn đồng nát sẽ cao hơn. Bởi người dân, sinh viên thường đi làm, đi học suốt tuần, đến cuối tuần họ mới có thời gian dọn dẹp nhà cửa, thanh lý bớt những đồ phế phẩm. Thời điểm trước Tết – khi nhà nhà dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa có những thứ bỏ đi và sau Tết với vỏ lon nước ngọt, chai bia,… cũng là dịp “làm ăn được” của đội ngũ thu mua đồng nát

Đồ nghề của một người buôn đồng nát

Ngàn lẻ một chuyện lạ đời

Những điểm tập kết phế liệu luôn có vô khối chuyện hay ho. Đến điểm thu mua đồng nát trong ngõ 337 đường Cầu Giấy – Cầu Giấy – Hà Nội, tôi nghe được một chuyện hi hữu cười ra nước mắt. Số là có một bạn sinh viên trọ học trên đường Nguyễn Khánh Toàn đi khắp các bãi đồng nát để tìm người. Chuyện bạn muốn tìm một cô thu mua đồng nát mà không biết tên tuổi, quê quán, thậm chí không nhớ rõ mặt mũi cũng chẳng có gì để nói nếu không có vế sau – “Cháu bán nhầm cả bằng tốt nghiệp đại học trong đống sách cũ phế liệu rồi”. Bây giờ lặn lội đi tìm bằng tốt nghiệp giữa hàng trăm người thu mua đồng nát, hàng trăm điểm tập kết phế liệu,… có khác gì mò kim đáy bể.

Chuyện dân buôn đồng nát vô tình nhặt được vàng hay tiền cũng không hiếm gặp. Thậm chí, nhiều khi họ còn mua được đồ cổ với giá “đồng nát”. Tuy nhiên, hầu hết họ đều không nhận thức được giá trị thực của món đồ, nên thường bán rẻ, rồi lại tiếc đứt ruột.

Không ít người trong số họ cũng từng đối mặt với chuyện “gạ tình” của khách hàng một cách trắng trợn. Dù đặc thù công việc là phải đi khắp hang cùng ngõ hẻm để mưu sinh, nhưng họ đều tìm cách tránh những ngõ tối tăm, ít người. Bởi những nơi này thường xuất hiện những kẻ mà các chị buôn đồng nát gọi là “mắc bệnh Kim La” – thích khoe của quý.

Chẳng có tiêu chí rõ ràng nào để đánh giá một nghề có cao quý hay không. Chỉ cần mình làm việc chân chính, có thể nuôi sống bản thân và gia đình, đó chính là một nghề cao quý. Thế nhưng, những người thu mua đồng nát thường rất mặc cảm với công việc mình đang làm. Họ luôn hóa trang kín mít như Ninja với nón lá, một chiếc khăn mặt to bản che kín mặt mũi, chỉ hé ra đôi mắt, một bộ quần áo lao động cũ mèm và thường hành nghề khá xa khu vực mình đang sống bởi họ sợ bắt gặp ánh mắt coi thường của những người quen biết.

“Không biết là nghề chọn người, hay người chọn nghề, miễn là làm ăn chính đáng thì chị không ngại. Làm nghề này vốn đã “mạt hạng” rồi, đừng để người khác coi thường nữa. Ai cho gì thì chị lấy, bán thì mua, chứ không ăn trộm ăn cắp của ai bao giờ” – Chị Nụ nói.

Chị Nụ cũng kể, mấy hôm trước có một cô đồng nát ăn trộm một cái lồng chim của một nhà “có máu mặt”. Nhà đó phát hiện, cho người đi theo đến tận bãi phế liệu trên đường Hoàng Quốc Việt, đánh dằn mặt một trận rồi bắt đền.

Bởi một vài “con sâu” như thế mà nhiều người trong chúng ta, và kể cả những người trong nghề như chị, đều coi đây là một nghề “thấp hèn” hay sao? Hay tại trong mỗi người chúng ta đều có một chút khinh thị những người như họ – gọi nghề họ chọn là “nghề lang thang”, khi có món đồ cần bán thì gọi họ là “Đồng nát ơi!” chứ không kèm danh từ nhân xưng “cô” hay “bác”,… Họ có nên tự ti, khi họ chẳng làm gì sai, khi mà hằng ngày, họ phải bán mồ hôi đổi về những đồng tiền ít ỏi để nuôi sống bản thân, gia đình?

Mới đây, hành động trả lại 10 cây vàng nhặt được cho người mất của vợ chồng anh Nguyễn Tiến Bắc ở thị trấn Quốc Oai – Hà Nội làm nghề thu gom đồng nát, dù gia cảnh khó khăn đã thể hiện nhân cách cao đẹp, đói cho sạch, rách cho thơm của những người làm nghề này.

Dù còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng những người phụ nữ thu mua đồng phế liệu giá cao vẫn cố guồng chân trên chiếc xe đạp cà tàng, nuôi ước mơ về một cuộc sống no đủ bên gia đình.

P.A

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 13 Total: 1006135