Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 3
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 1008499

Cơ quan nào giám sát và quản lý các cửa hàng thu mua sắt phế liệu

Cơ quan nào giám sát và quản lý các cửa hàng thu mua sắt phế liệu

Cơ quan nào giám sát và quản lý các cửa hàng thu mua sắt phế liệu

Cơ quan nào giám sát và quản lý các cửa hàng thu mua sắt phế liệu đang là câu hỏi nhiều người đặt ra khi mà tình trạng cháy nổ bình gas, ô nhiễm môi trường hiện nay diễn ra với tần suất ngày...

Thu mua phế liệu hiện nay là một trong những hình thức kinh doanh góp phần làm sạch môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tuy nhiên mặt trái mà nó để lại cũng không hề nhỏ, hiện nay nhiều điểm thu mua sắt  phế liệu giá cao mọc lên tự phát, không tuân thủ các quy định về kinh doanh, môi trường, phòng chống cháy nổ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các hộ dân xung quanh, cũng như làm mất mỹ quan thành phố, khu dân cư...

Thu mua phế liệu (TMPL) là nghề có từ lâu đời, thực tế, chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong việc thu gom, phân loại một lượng lớn rác sinh hoạt trong khu dân cư, giải quyết việc làm, thu nhập cho nhiều lao động. Song, thời gian qua, hoạt động kinh doanh này phát triển một cách tự phát, gây ra nhiều hệ lụy. Nhiều cơ sở không có một loại giấy tờ nào để chứng minh được cấp phép kinh doanh nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

thu mua sắt phế liệu giá cao

Dễ dàng có thể nhận thấy được khi đi về các ngả đường ở một số thành phố lớn không khó để bắt gặp những kho, bãi phế liệu nằm nhếch nhác ngay giữa khu dân cư. Phế liệu được gom từ nhiều nguồn khác nhau, đủ các chủng loại như nylon, sắt, thép, nhựa, tủ lạnh, ti vi, máy giặt, bình ga… được chất đống la liệt từ ngoài vào trong, thậm chí lấn chiếm cả lòng lề đường làm nơi kinh doanh, buôn bán bốc mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường sống của người dân xung quanh.

Không những vậy hầu hết các cơ sở kinh doanh đều để phế liệu ngoài trời, không có mái che, nước mưa chảy vào phế liệu, rồi chảy ra môi trường, ngấm vào đất mang theo các chất độc hại, trong khi tất cả các cơ sở này đều không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Bên cạnh việc gây ô nhiễm, các cơ sở này không bảo đảm được an toàn cháy nổ.

Tại một số tụ điểm TMPL trên đường Bà Triệu, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa); xã Đông Hoàng (Đông Sơn)... có thể dễ dàng quan sát thấy các loại phế liệu được bày biện ngổn ngang, chiếm hết lối đi. Hệ thống đường dây điện cũ kỹ, giăng mắc chằng chịt, rất dễ xảy ra chập cháy. Thế nhưng chủ cơ sở vẫn đốt nhang, bày bếp nấu ăn ngay cạnh, thậm chí cả trong kho hàng chật hẹp, trong đó có nhiều loại phế liệu như bình ga cũ, ti vi… có nguy cơ gây ra cháy nổ rất cao. Đáng chú ý hầu hết các cơ sở này đều không trang bị bất kỳ một dụng cụ phòng cháy, chữa cháy nào.

Cụ thể, tại cơ sở kinh doanh phế liệu nằm ngay mặt tiền đường Lê Lai (TP Thanh Hóa) một núi phế liệu được chất lên tận trần nhà và tràn ra cả lề đường. Sự việc này đã được người dân phản ánh rất nhiều lần lên chính quyền địa phương tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng chục lượt người đưa từng chuyến xe chất đầy phế liệu được thu gom từ các nơi về.

Số phế liệu thu mua gồm đủ loại, từ lông gà, lông vịt, bìa cát tông, vỏ bia đến tivi, đồ điện hỏng…, thu mua inox phế liệu, thu mua ĐỒNG phế liệu, thu mua nhôm phế liệu.... Với lượng phế liệu lớn như vậy mà điểm thu mua chỉ rộng chừng 70 m2 (tính cả diện tích nhà ở), thì chủ hàng không thể không lấn chiếm vỉa hè. Chị Nguyễn Thị Hiền và những hộ dân sống gần “vựa” phế liệu này than phiền: Quả thật chúng tôi rất khổ sở khi phải “sống chung” với điểm kinh doanh này vì hôi hám và bụi bặm. Tại đây, người mua, người bán cứ vô tư quẳng hàng hóa xuống, mặc cho bụi bay ra khắp mọi nơi. Chưa kể, khi mưa, các phế liệu bị ướt bốc mùi rất khó chịu, còn nếu gặp phế liệu có hóa chất thì sẽ còn nặng mùi hơn…

Được biết, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 300 điểm TMPL, nhưng mới có 16 điểm có bản cam kết về bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ. Thời gian qua, Sở TN&MT mới tổ chức kiểm tra được 10 cơ sở thu mua, tái chế phế liệu, trong đó xử lý 2 cơ sở với tổng số tiền phạt 10 triệu đồng. Nhiều địa phương có các cơ sở TMPL nhưng việc kiểm tra, xử lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Đối với trường hợp cụ thể này, biện pháp cần làm là Sở TN&MT phải tiếp tục phối hợp với ngành công an, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đối với các điểm thu mua, tái chế phế liệu, yêu cầu các đơn vị này phải ký cam kết, đầu tư đầy đủ các trang thiết bị xử lý chất thải, rác thải.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu. Mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các chủ cơ sở kinh doanh, nhằm giúp cho họ hiểu hơn việc TMPL phải bảo đảm cảnh quan môi trường, phòng chống cháy nổ.

Đối với các cơ sở có giấy phép kinh doanh nhưng chưa tuân thủ đúng các quy định, tùy theo mức độ sẽ xử phạt hành chính, đồng thời ấn định thời gian khắc phục và hướng dẫn cho các đơn vị này thực hiện kinh doanh đúng các quy định. Với các cơ sở không có giấy phép kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành nghề nhưng nằm trên các trục đường chính, các địa phương cần tiến hành xử phạt vi phạm, định hướng chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp, thậm chí cưỡng chế yêu cầu chấm dứt hoạt động nếu không thực hiện các quy định của pháp luật.

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 3 Total: 1008499