Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 5
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 998686

Chết vì bệnh “hoành tráng thu mua sắt phế liệu

Cũng đi lên từ nghề buôn sắt vụn cùng thời với ông Thụ, là ông Nguyễn Cao Bằng - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vạn Lợi. Năm 1993, công ty của ông Bằng chính thức “định cư” tại Hải Phòng, chuyên kinh doanh sắt phế liệu và thép thành phẩm.

Chết vì bệnh “hoành tráng thu mua sắt phế liệu"

Cũng đi lên từ nghề buôn sắt vụn cùng thời với ông Thụ, là ông Nguyễn Cao Bằng - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vạn Lợi. Năm 1993, công ty của ông Bằng chính thức “định cư” tại Hải Phòng, chuyên kinh doanh sắt phế liệu và thép thành phẩm.

Năm 1997, Công ty TNHH Vạn Lợi mua lại nhà máy cán thép Nam Đô (công suất 200.000 tấn/năm) tại khu vực Quán Toan và đoạn tuyệt hẳn với quá khứ buôn phế liệu.

Liên tục các năm sau đó, ông Bằng và Công ty Vạn Lợi đã vay vốn từ nhiều ngân hàng để hình thành nên một Khu liên hợp gang thép Vạn Lợi, với số vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

Trong đó, có nhà máy luyện phôi thép gồm 2 giai đoạn (2003-2007), tổng công suất 600.000 tấn/năm, tổng đầu tư 660 tỷ đồng; nhà máy luyện gang công suất 300.000 tấn/năm.

Ngoài ra, ông Bằng còn đầu tư vào các dự án mỏ quặng sắt (Hà Tĩnh và Bắc Kạn), lập kế hoạch phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán và đặt mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2007.

Khủng hoảng kinh tế nổ ra đã phá tan các dự định này của ông chủ Vạn Lợi. Đến nay, dù đã tìm cách bán cổ phần tại hai mỏ sắt, rao bán nhà máy phôi thép, nhà máy luyện gang, thì Vạn Lợi vẫn chưa trả được khối nợ khổng lồ hơn 990 tỷ (dư nợ tại 6 tổ chức tín dụng tính đến tháng 8/2011).

thu mua sắt phế liệu giá cao

 

                                  thu mua sắt phế liệu HCM

Đến tháng 3/2011, Vạn Lợi phải ngừng hoạt động nhà máy gang do tài chính khó khăn. Từ đó đến nay, nhà máy phôi thép hoạt động cầm chừng, liên tục thua lỗ và được đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của 6 chủ nợ.

Được biết, Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) đã đàm phán và bán xong một nửa nhà máy sản xuất phôi thép (gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất của giai đoạn 2, công suất 300.000 tấn/năm) cho công ty Thép Nam Vang.

Mặc dù, giá bán không được tiết lộ, nhưng tháng 10/2012, Thép Nam Vang đã làm thủ tục nhận lại hết công nợ của Công ty Thép Vạn Lợi. Trong đó, khoản đã đầu tư vào nhà máy phôi là 385 tỷ đồng.

Tháng 8-2012, Thép Nam Vang đã tiếp quản phần tài sản này, và hiện đang thuê lại một nửa nhà máy trong vòng 6 tháng để tiếp tục đàm phán với các chủ nợ.

Thuộc thế hệ hậu sinh và cũng đi lên từ nghề phá dỡ tàu cũ, anh M- Giám đốc một công ty thép tại Hải Phòng không muốn chia sẻ nhiều vì giờ đang là con nợ.

“Đầu năm 2009, mình tách ra thành lập công ty riêng kinh doanh sắt thép, thu mua sắt phế liệu. Mỗi lô hàng trị giá hơn chục tỷ đồng rồi, nên chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Trong khi, lợi nhuận giờ rất thấp, chỉ bù bằng khối lượng lớn. Chính vì phải vay vốn nên mới chết vì lãi mẹ đẻ lãi con”.

Theo anh M, mỗi năm, công ty của anh đạt doanh số 70-80 tỷ đồng/năm. Nhưng vì lãi vay cao, nên chẳng còn lời và ngày càng thua lỗ.

Vị giám đốc trẻ chỉ có thời gian thành công ngắn ngủi. Đầu năm 2012, anh M phải bán căn nhà đang ở để trừ vào khoản nợ gần 10 tỷ đồng của ngân hàng.

Lý giải về những cái chết của các đại gia này, ông Bôn cho rằng: “Sản xuất và kinh doanh thép đòi hỏi vốn cực lớn, nên phải vay ngân hàng nhiều. Cộng với việc họ phát triển quá nhanh, vượt quá trình độ quản lý. Đây là cái chết của những con ếch phồng bụng quá nhanh”.

Hơn nữa, theo ông Bôn, chính sách vĩ mô thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.

Theo Tiền Phong

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 5 Total: 998686