Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 4
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 1009052

Làm giàu từ thu mua sắt phế liệu

Nhà cũ phá bỏ, tưởng chừng những đống gạch ngói, sắt vụn, đồ gỗ... sẽ trở thành phế liệu, nhưng qua bàn tay khéo léo của người Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, chúng vẫn được giá, thậm chí được tạo thành những sản phẩm mới. Nhiều người dân, chủ thầu xây dựng đã đến cơ sở thu mua sắt phế liệu gía cao của bà để đặt hàng.

Làm giàu từ thu mua sắt phế liệu

Nhà cũ phá bỏ, tưởng chừng những đống gạch ngói, sắt vụn, đồ gỗ... sẽ trở thành phế liệu, nhưng qua bàn tay khéo léo của người Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, chúng vẫn được giá, thậm chí được tạo thành những sản phẩm mới. Nhiều người dân, chủ thầu xây dựng đã đến cơ sở thu mua sắt phế liệu gía cao của bà để đặt hàng.

Đổi nghề - đổi đời Trên đường 70, đoạn kéo dài gần 3km nối Hà Đông với đường Láng - Hòa Lạc, những đống phế liệu xây dựng ngổn ngang đang được công nhân phân loại để tái sử dụng. Len lỏi, trèo qua những đống phế liệu chúng tôi mới gặp được bà Nguyễn Thị Tứ, 46 tuổi là bà chủ của gần 30 "tay búa, tay cưa" và có xưởng sản xuất to nhất Đại Mỗ, nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Bà Tứ cho biết: "Nghề chính ở đây là làm nông nghiệp, nhưng các khu đô thị, công nghiệp mọc lên đã lấn cả bờ xôi ruộng mật. Một vài người sau đó đi "săn" nhà cổ, nhà sàn nhưng săn mãi cũng hết. Nhiều gia đình ở Đại Mỗ trở thành không có nghề, tôi là một trong số đó". Một góc khu công xưởng chế nhà cũ ở Đại Mỗ. Cách đây 5 năm, một lần bà Tứ tình cờ xem tivi nói về việc tái sử dụng vật liệu xây dựng ở Mỹ, những thứ đó ở Việt Nam không thiếu. "Cái khó ló cái khôn", thấy đây là cơ hội tốt để kiếm tiền, bà liều chuyển sang nghề buôn phế liệu nhà cũ

Thu mua sắt phế liệu gái cao

. Bắt tay vào thực hiện ý tưởng, chẳng ai tin bà sẽ thành công, nhiều người còn giễu bà là con mẹ đồng bóng, làm những việc chẳng giống ai nên mới rước mấy thứ của nợ về nhà. Bà Tứ cho hay, cái khó lớn nhất lúc đầu, đó là tìm được nguồn cầu, còn nguồn cung thì khỏi lo bởi rất nhiều gia đình, công ty, doanh nghiệp muốn phá bỏ nhà cũ, xây mới cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. "Khi tôi đặt vấn đề mua lại số đồ vật cũ trong ngôi nhà đang phá, có chủ nhà cho không, thậm chí họ còn cho thêm tiền bởi mình đã làm thay việc thuê người đập phá, vận chuyển", bà Tứ nhớ lại. Đến năm 2007, những băn khoăn về nguồn cầu của bà Tứ thực sự được tháo gỡ, khi giá thành vật liệu xây dựng ngày càng tăng cao, nhiều người có xu hướng tiết kiệm trong xây dựng, do vậy họ đã tìm đến Đại Mỗ mua hàng của bà. Thấy bà Tứ giàu lên từ sắt phế liệu , nhiều người cũng làm theo. Từ đó, hàng trăm "công xưởng" phục chế vật dụng nhà cũ được mọc lên hai bên đường, tiếng cưa, tiếng búa chát chúa, rộn ràng ngày đêm.

Cũ người mới ta Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh xưởng, anh Nguyễn Quý Tuấn, chủ xưởng Tuấn Minh nói, tất cả các sản phẩm từ phế liệu xây dựng được xẻ ra từ những ngôi nhà, người Đại Mỗ chúng tôi đều có thể biến thành tiền. Đống gạch ngói trước mặt được bán cho người sử dụng lại hoặc san nền, sắt được bán sang làng sản xuất thép ở Đa Hội (Bắc Ninh), gỗ được những người thợ lành nghề dùng kỹ thuật của mình chế tác thành những sản phẩm nội thất trong gia đình như bàn, ghế, tủ... có độ tinh xảo chẳng khác gì làm từ gỗ mới. Đang loay hoay chọn những tấm gỗ để làm cửa cho công trình vừa trúng thầu, anh Trần Văn Nam, kỹ sư của một công ty xây dựng cho biết: "Mặc dù mua nhiều loại vật liệu ở Đại Mỗ, nhưng chúng tôi vẫn kết nhất là đồ gỗ. Tuy là sản phẩm tái chế nhưng có rất nhiều loại gỗ quý như lim, sến, táu có nguồn gốc Nghệ An còn quý hơn nhiều loại gỗ này hiện nay vẫn đang nhập từ Lào, Nam Phi, Inđônêxia, có khi thời gian sử dụng không bằng gỗ cũ mua ở đây".

Chỉ tay vào đống gỗ vừa chọn được, anh Nam hồ hởi: "Hai khối đấy, toàn lim xịn, giá thị trường khoảng 54 triệu đồng chứ ít à, còn ở đây chỉ gần 30 triệu thôi, rẻ mà đẹp, đó là bí quyết mà tôi thường thắng thầu những công trình lớn. Cũng không ít chủ nhà mới xây có quan điểm "cũ người mới ta" cũng nhờ mình tư vấn sử dụng loại vật liệu này vừa tiết kiệm mà chất lượng công trình không bị ảnh hưởng". Ông Nguyễn Minh Giảng, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Mỗ, cho biết: "Việc tái sử dụng vật liệu xây dựng rất có ý nghĩa đối với xã hội, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nó còn gián tiếp bảo vệ môi trường như hạn chế nạn đổ rác xây dựng, chặt phá rừng một cách bừa bãi. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán, mở rộng quy mô sản xuất, xã đang có kế hoạch xây dựng chợ vật liệu xây dựng rộng hơn 2ha".
------------

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 4 Total: 1009052