Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
- sắt Phế liệu đã được phân loại, làm sạch không lẫn những vật phẩm, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Với quy định này buộc các chủ thể nhập khẩu phế liệu phải tiến hành khâu làm sạch trước khi cho nhập khẩu phế liệu. Như thế sẽ giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong hoạt động kiểm tra, giám sát và góp phần bảo vệ môi trường.
Khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, hàng nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cụ thể:
- sắt Phế liệu đã được phân loại, làm sạch không lẫn những vật phẩm, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Với quy định này buộc các chủ thể nhập khẩu phế liệu phải tiến hành khâu làm sạch trước khi cho nhập khẩu phế liệu. Như thế sẽ giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong hoạt động kiểm tra, giám sát và góp phần bảo vệ môi trường.
- sắt Phế liệu không chứa chất thải, tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Tạp chất nguy hại là những tạp chất không đồng nhất về chất với phế liệu, bám dính vào phế liệu và có tính nguy hại như: phóng xạ, hóa chất độc, dễ cháy, dễ nổ…đây là quy định nhằm hạn chế và ngăn chặn những trường hợp chất thải núp bóng phế liệu xâm nhập vào Việt Nam gây hại cho môi trường xung quanh.
- sắt Phế liệu được nhập phải thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 34/2012, các chủ thể được phép nhập khẩu phế liệu bao gồm:
- Thương nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường và đã được cấp Giấy chứng nhận, cụ thể:
a, Có kho bãi (có quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc thuê) dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường. Để có thể nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu thì buộc các chủ thể phải xây dựng cho mình nơi để phế liệu. Các kho bãi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định như đủ rộng để chứa hết lượng phế liệu, đảm bảo chất lượng, không cho phế liệu bị phận hủy thành những chất gây hại…
b) Có công nghệ, thiết bị để tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất. Quá trình nhập khẩu phế liệu luôn tiềm ẩn trong đó những nguy cơ hây ô nhiễm môi trường nên việc xử lý nguyên liệu từ phế liệu cần hết sức thận trọng, các doanh nghiệp phải có hệ thống dây truyền, công nghệ tiên tiến, hiện đại để xử lý phế liệu một cách hiệu quả và ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhất.
c) Có phương án, giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quy trình sản xuất đều được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
d) Đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thương nhân nhập khẩu uỷ thác phải đáp ứng các điều kiện sau:
Khác với thương nhân nhập khẩu phế liệu thông thường thì thương nhân nhập khẩu phế liệu ủy thác phải đáp ứng một số điều kiện khắt khe hơn, đó là:
a) Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận, hợp đồng ủy thác nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ loại phế liệu nhập khẩu và thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với Giấy chứng nhận được cấp và quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 34/2012;
b) Hợp đồng nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ nguồn gốc, thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với hợp đồng ủy thác nhập khẩu nêu tại điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2012 và cam kết tái xuất phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu về đến cửa khẩu nhưng không đạt các yêu cầu theo quy định tại Thông tư 34/2012.
3. Điều kiện về đảm bảo hoạt động kiểm soát của cơ quan nhà nước trong nhập khẩu phế liệu
Phế liệu là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà nhập khẩu mà còn cho cả kinh tế đất nước. Do đó hoạt động nhập khẩu phế liệu ở nước ta đã, đang và ngày càng được quan tâm. Theo đó, hoạt động nhập khẩu phế liệu được quy đinh tại rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau như: Luật bảo bệ môi trường, Luật hải quan, các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư…đồng thời hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng chịu sự kiểm soát của nhiều cơ quan chức năng như: cơ quan hải quan, cơ quan môi trường, cảnh sát môi trường. Cơ quan quản lí nhà nước về môi trường tiến hành hoạt động kiểm soát khi phế liệu chuẩn bị được nhập khẩu và sau khi phế liệu đã được nhập khẩu
Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.
Online: 11 Total: 1332831