Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 9
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 1004735

Nghề làm chơi ăn thật khi thu mua phế liệu đồ điện tử cũ

Thời gian vài năm trở lại đây, khi kinh tế tăng trưởng mạnh đồng nghĩa với việc đời sống người dân cũng được nâng cao, chính vì thế các đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống cũng được thay mới rất nhiều, đặc biệt là các đồ điện tử thông dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bình nước nóng… nhiều người khi sử dụng một thời gian thì các đồ vật ấy hư cũ, sẽ thay mới nhưng đồ cũ không biết bỏ đi đâu ngoài việc ném ra thùng rác hay bán lại cho dân thu mua sắt phế liệu.


Nghề làm chơi ăn thật khi thu mua phế liệu đồ điện tử cũ

Sau khi thu mua hàng điện tử hết đát, một phần sẽ được bán xác lại, một phần rất nhỏ nhưng có giá rất cao sẽ được bán cho các tiệm chế tác kim hoàn để thu kim loại quý.

Thời gian vài năm trở lại đây, khi kinh tế tăng trưởng mạnh đồng nghĩa với việc đời sống người dân cũng được nâng cao, chính vì thế các đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống cũng được thay mới rất nhiều, đặc biệt là các đồ điện tử thông dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bình nước nóng… nhiều người khi sử dụng một thời gian thì các đồ vật ấy hư cũ, sẽ thay mới nhưng đồ cũ không biết bỏ đi đâu ngoài việc ném ra thùng rác hay bán lại cho dân thu mua sắt phế liệu.

Thu mua sắt phế liệu giá cao tại Hồ Chí minh

Từ đó hình thành nên một đột quân chuyên thu mua sắt phế liệu giá cao là hàng điện tử cũ. Thế nhưng ít ai biết được rằng những món hàng bỏ đi ấy đôi khi lại là "kho vàng" của cánh chạy phế liệu điện tử hết đát này để họ kiếm sống một cách thảnh thơi nhưng ấm bụng.

Người hành nghề thu mua đồ điện tử hư cũ có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Theo chân một người đàn ông tên Vũ Ngọc Ph. (47 tuổi, quê Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) đang hành nghề thu mua phế liệu là những đồ điện tử hư cũ rong ruổi khắp Đà Thành, tôi được ông Ph. bật mí cho những bí thuật làm nghề và cả lý do đến với cái nghề tưởng chừng như thu nhập vô cùng ít ỏi trong thời gian gần đây. Chỉ với một chiếc xe máy cà tàng như chiếc răng sắp rụng, một bình ắc quy và chiếc loa nhỏ đã thu sẵn lời chào mời: “Đồ điện tử hư cũ bán mua. Mua đầu câm âm ly, mua tivi, vi tính cũ. Mua máy may mát giặt, mua quạt máy quạt trần…” lặp đi lặp lại, cùng với hai chiếc sọt được đan bằng sắt gắn đằng sau và vài trăm ngàn tiền vốn trong túi là có thể hành nghề được.

Ông Ph. cho biết, không chỉ ở Đà Nẵng mà hầu hết các nơi, đội quân hành nghề như ông khá đông đảo. Đội quân này không thu mua những thứ phế liệu bình thường như vỏ lon, thùng giấy, dép nhựa mà chỉ thu mua đồ điện tử hư cũ mà thôi. Thế cho nên thay vì lỉnh kỉnh những chai lọ, những thùng giấy lằng nhằng phía sau xe và đi thu mua với giá vài chục ngàn, thì đội quân đi thu mua đồ điện tử cũ như ông Ph. chỉ tập trung thu mua đồ điện tử mà thôi, ngay cả những thứ hàng như điện thoại, laptop cũ bị hư hỏng phần cứng như bàn phím, màn hình, mainboard... vẫn được đội quân này thu mua với giá bèo.

Ông Ph. cho biết, vừa chạy xe máy vừa bật chiếc loa nhỏ lên, đi vào các hang cùng ngõ hẻm của thành phố để thu mua. Ngoài việc người ta bán lại các vật dụng điện tử hư hỏng, đôi khi nói hay nói khéo họ còn cho không những thứ nhỏ có thể mang về được mà khỏi phải tốn tiền thu mua. Có được cho nhiều hay ít, ấy là tùy từng “khoa nói” của mỗi người.

Ông Ph. bật mí, những thứ đồ điện tử người ta bỏ đi nếu chỉ hư hỏng nhỏ có thể sửa chữa hay thay thế một vài bộ phận trong đó thì có thể bán lại như hàng còn “zin”. Nhưng với những hàng bị tổn hại nặng, chỉ mua “xác” để làm phụ tùng thay thế cho các món hàng khác tương đương. Với những chiếc tivi cũ hay máy tính bàn cũ có tuổi đời 20 năm thì có thể tận dụng được nhiều thứ trong đó. Những thứ không thể tận dụng như vỏ nhựa, màn hình, phím bấm… thì có thể bán lại cho các cửa hàng đồng nát, cũng không mất đi đâu được. Những phần còn lại có thể tái chế, hay bán được giá cao thì đội quân thu mua như ông sẽ tách ra từng phần, tùy loại tùy kiểu mà mang đến các cửa tiệm khác nhau mà bán.
Nghe lam choi an that khi thu mua do dien tu cu

Thành quả sau một buổi sáng rong ruổi.

Đồ điện tử bỏ đi vô cùng đa dạng, to lớn như tivi, máy tính bàn, có khi nhỏ như cục sạc điện thoại, remote điều khiển cũng được thu mua một các triệt để đúng với khẩu hiệu “thượng vàng hạ cám”. Ông Ph. bảo đấy cũng là tiền cả. Bởi có một nghịch lý thường dễ thấy với một món đồ điện tử đã hư cũ, ấy là việc nhiều người thì xem nó như rác trong nhà, nhưng cũng có lắm người thì lại lùng sục hoài không ra. Nhiều người tìm được các bộ sạc laptop, điện thoại, bàn phím… đủ thứ thượng vàng hạ cám của điện tử chỉ với giá rẻ hời thay vì phải ra cửa hàng mua linh kiện hàng thay thế đắt đỏ nhưng nhiều khi lại không tốt bằng “đồ zin”. Thậm chí nhiều người chỉ cần tìm mua bộ bàn phím laptop hư không còn dùng được chỉ để tìm thay thế một vài nút đã bị mất của bộ máy ở nhà.

Giải pháp này hiển nhiên kinh tế hơn việc thay một bộ bàn phím khác ngoài cửa hàng dù là hàng cũ cũng phải có giá dao động từ 300.000 – 500.000 đồng. “Đồ điện tử bây giờ nhanh hỏng, nhanh xuống giá lắm nên mấy thứ như cục sạc điện thoại hư cũ nhiều khi người ta cho không, cái điều kiển cũng vậy, hay bàn phím hư hỏng và nhiều đồ lặt vặt khác bán cũng chẳng được mấy nghìn đồng nên họ cho không. Vì thực sự với nhiều người dùng những món đồ đem bán kiểu này xem như không lỗ cũng chẳng lời. Đa phần nhằm vào mục đích dọn nhà là chính. Nhưng mình mang về lấy ra cũng được nhiều thứ lắm. Thôi thì cứ chắt bóp môi thứ một tý mới có tiền được!”, ông Ph. chia sẻ. Cứ thế, mỗi ngày những người hành nghề thu mua đồ điện tử hết đát như ông thong rong đi vào từng ngõ, từng nhà để thu mua.

“Mua của người vứt, bán cho người cần”

Thế nhưng làm nghề này phải có mối quan hệ, ấy là việc liên kết với các cửa hàng điện tử để bỏ hàng. Mỗi người đi làm nghề như ông Ph. phải biết trên dưới chục tiệm bán đồ điện tử, hay sửa chữa các đồ điện tử khác nhau để làm ăn. Những thứ đồ mua được sẽ được mang về bán lại cho các cửa tiệm này. Phần dùng được chủ tiệm sẽ lấy ra để riêng để sửa chữa những thứ đồ khác mà khách hàng đem đến, phần dư thừa thì bán lại cho quang gánh đồng nát.

Đó là cách làm việc được gọi với cái tên “mua của người vứt, bán cho người cần”. Trong những thứ có thể tái sử dụng lại được của đồ điện tử hết đát này, có nhiều phần được sử dụng lại như các bo mạch, các phần điện tử tinh vi mà rất khó có thể sản xuất được, hoặc chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng với giá thành khá cao. Nên việc tận dụng được thì chủ tiệm sẽ tận dụng để thay vào cho khách. Tất nhiên vẫn sẽ tính tiền theo giá mua đồ mới. Thợ điện tử, máy tính lại chuyên lùng sục các dòng máy quý hiếm chỉ để dành thay thế linh kiện cho khách khi cần.
Nghe lam choi an that khi thu mua do dien tu cu

Trong các linh kiện điện tử như thế này có chứa những kim loại quý như vàng.

Với dân buôn như ông Ph. thì chuyện thu gom các loại rác điện tử lại là một cơ hội lớn để kiếm được hàng tốt giá hời mang bán lại, bởi khi chỉ có dân trong nghề mới biết được giá trị thực của chúng. Cho nên, việc có con mắt tinh đời để nhận biết hàng mình mua có bán được giá cao hay không lại là chuyện “sinh tử” của nghề. Nhiều người mới vào nghề không nhận biết được hàng nào là hàng tốt, hàng nào đã hết giá trị chỉ có thể bán “xác” nên nhiều phen bị “hố”. Ngay chính bản thân ông ngày mới vào nghề cũng thua lỗ mấy vố rồi mới có được kinh nghiệm sống còn của mình.

Ông Ph. kể hồi mới theo chân anh em đi thu mua đồ điện tử hư cũ, ông được chủ nhà bán cho một bộ máy vi tính với giá bèo là 500 ngàn đồng, một chiếc tivi cũ và một cái máy giặt không còn hoạt động. Hí hửng vì tưởng mua được món hời, thế nhưng khi mang ra tiệm “mổ” ra thì hỡi ôi trong ruột đã nát bét vì chủ nhà đã mổ ra trước đó để bán hết những thứ bán được, chỉ còn cái vỏ bên ngoài và vài thứ “hầm bà lằng” đáng giá ba xu rách. Vụ đó ông lỗ gần hết số tiền vốn của mình. May sao anh em trong nhóm thương tình cho mượn mấy triệu bạc làm vốn gỡ gạc lại.

Sau mấy lần như thế, ông Phan được anh em truyền lại cho kinh nghiệm mua đồ "xương máu". Mỗi khi xem hàng, phải nhận biết được đồ của nước nào sản xuất, năm sản xuất, thời hạn sử dụng để đánh giá mức độ thiệt hại của hàng. Một chiếc tivi nội địa khi mua vào sẽ rẻ bằng 1/3 chiếc tivi Toshiba đời đầu cách đây 20 năm của Nhật sản xuất, hàng Trung Quốc hay hàng của châu Âu cũng có giá khác nhau. “Việc đánh vào tâm lý người bán cũng là một nghệ thuật, đôi khi chỉ dăm ba câu chuyện phiếm cũng khiến chủ nhà hài lòng mà bán với giá rẻ. đặc biệt là chiếc loa khi rao cũng phải căn một âm lượng phù hợp với địa hình địa vật nơi mình đi qua. Nhiều khi vào ngõ hẻm, tiếng loa lớn sẽ làm cho mọi người bực bội, mình mở vừa đủ để đi qua họ nghe thấy là được, nếu không muốn nhận những lời chửi bới hay “dép bay”. Một điều nữa là phải nắm được địa điểm người ta chuyển nhà, dọn nhà thì chắc chắn sẽ có hàng. Đôi khi người ta cho không vì đỡ phải mất công dọn dẹp. đôi khi mình cũng phải xắn tay áo vào phụ giúp người ta khiêng đồ đạc, cái ấy mình chẳng mất gì mà khiến người ta thêm hài lòng, mình cũng sẽ có lợi!”, ông Ph. chia sẻ bí quyết thu mua hàng của mình.

Ông Ph. bảo nghề này “ăn” nhau ở cái thính nhạy. Cứ nghe ở đâu chuẩn bị thanh lý máy móc, dụng cụ lao động, ở đâu chuẩn bị dọn nhà, thuê nhà là lập tức phải đến tìm hiểu, đặt vấn đề. Và đặc biệt cũng phải có khả năng cân đong đo đếm xem “khối lượng, chất lượng” để phát giá. Nguyên tắc là khi nhẩm tính được giá mình bán ra thì sẽ phát giá thu mua, tất nhiên không quá thấp mà cũng chẳng quá cao. Nhiều năm trong “nghề”, ông Ph. bảo chỉ cần nhìn sơ qua cái máy tính, “con” tivi, chiếc máy giặt, tủ lạnh cũ là ông có thể biết nó đáng giá bao nhiêu và nắm chắc nếu “ăn” lô hàng đó sẽ lãi được bao nhiêu.

Bới “rác” tìm vàng.

Nhiều người vẫn coi đồ điện tử hư cũ là “rác”, nhưng thực chất đó vẫn là vàng bởi cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bởi trong nhiều chi tiết điện tử có cả vàng, hay các kim loại quý hiếm.

Một điều mà rất ít người bình thường biết được, ấy là chuyện khi chế tạo các hàng điện tử, các thiết bị điện tử cần độ chính xác cao thì trong những cấu tạo bộ phận điện tử này thường có khá nhiều vàng, bạc, hợp kim quý hiếm. Các loại vàng, bạc, hợp kim này được trộn lẫn, xen kẽ trong các chi tiết của điện tử, trong các bo mạch để các chi tiết này hoạt động tốt. Chính vì thế, những người thu mua đồ điện tử như ông Ph. phải nhận biết được hàng hết đát nào có vàng, bạc, hợp kim trong các bộ phận. Khi mua đồ, những người như ông Ph. thường phải để ý thật kỹ đến tem của mainboard, kiểm tra sơ bộ biết hàng có khả năng “sống” hay “chết”. Theo kinh nghiệm và tìm hiểu của ông Ph. thì vàng được sử dụng trong các bảng mạch điện tử có khi là vàng nguyên chất. Cũng có khi nhà sản xuất còn sử dụng vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng thì cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá; hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng...

“Điều này đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Khi bọn tôi “múc” được số hàng này về mang bán cho các tiệm điện tử, hoặc cả các cơ sở có điều kiện để họ tổ chức phân kim ra vàng, bạc bán cho tiệm kim hoàn. Các kim loại khác như đồng, nhôm thì bán cho các làng đúc đồng. Chủ yếu là các chi tiết máy bay gồm các dây dẫn, giắc cắm và một số bộ phận khác không được gọi bằng tên thông thường, ở đó có những hợp kim khá đắt tiền. có múc được số hàng này thì mình mới có tiền. Có khi mua chiếc tivi cũ chỉ với giá một vài chục ngàn, nhưng khi mổ ra hết các loại thì có thể kiếm được cả triệu bạc. Mỗi ngày ăn được chục chiếc tivi như thế thì thu nhập cũng khá! Từ các linh kiện điện tử trôi nổi, bỏ đi hiện nay, đồng nghĩa với việc tách thành công một hàm lượng vàng nhất định đang trôi nổi thì cũng tiết kiệm được kha khá nguồn tài nguyên!”, ông Phan bật mí bí quyết kiếm tiền triệu mỗi ngày của mình.
Nghe lam choi an that khi thu mua do dien tu cu

Nhiều phần tái sử dụng được các cửa tiệm tận dụng triệt để.

Trong khi nhiều người bình thường không biết trong đồ điện tử có chứa một hàm lượng các kim loại quý, trong đó có vàng, thì đội quân như ông Phan lại có cách nhận biết đặc biệt. Ông Ph. bộc bạch rằng việc sản xuất các sản phẩm công nghệ điện tử luôn cần đến một tỉ lệ vàng và hợp kim quý nhất định. Chính vì thế với những người đi lùng sục hàng điện tử hư cũ như ông, thì đó là mỏ vàng hay thứ “rác” này còn có giá trị hơn cả quặng vàng. Tuy nhiên, cách phân tách, tái chế, luyện vàng từ rác điện tử thì không phải dễ mà hiểu, và đặc biệt là phải có “công nghệ” mới lấy ra được. Điều này thì đội quân thu mua đa phần đều không có hoặc không biết cách thực hiện. Thế nên việc liên kết với các tiệm kim hoàn, các cơ sở điện tử là điều hết sức cần thiết.

Tiêu Dao

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 9 Total: 1004735