Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
Giá đồng phế liệu tăng cao do bị thu gom cạn kiệt. Sáng 3-9, giá đồng phế liệu ở TPHCM đã lên gần 27.000 đồng/kg loại đồng đỏ; 21.000 đồng/kg đồng xanh (loại đồng kém chất lượng còn nhiều tạp chất). Với mức giá nguyên liệu cao chưa từng có này, hàng trăm cơ sở nấu, đúc, kéo đồng, sản xuất sản phẩm từ thu mua đồng phế liệu đã lâm vào cảnh đình trệ.
Giá đồng phế liệu tăng cao do bị thu gom cạn kiệt. Sáng 3-9, giá đồng phế liệu ở TPHCM đã lên gần 27.000 đồng/kg loại đồng đỏ; 21.000 đồng/kg đồng xanh (loại đồng kém chất lượng còn nhiều tạp chất). Với mức giá nguyên liệu cao chưa từng có này, hàng trăm cơ sở nấu, đúc, kéo đồng, sản xuất sản phẩm từ thu mua đồng phế liệu đã lâm vào cảnh đình trệ.
Chị Đặng Ngọc Kim, cơ sở cán kéo đồng Chí Thành (quận 6 - TPHCM), cho biết không hiểu vì sao từ sau Tết đến nay, giá đồng phế liệu tăng đến mức “chóng mặt”. Từ chỗ, giá đồng đỏ phế liệu chỉ có 21.000 đồng/kg đến nay đã lên gần 27.000 đồng/kg nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chị Kim phân tích: trong khi giá đồng phế liệu tăng vọt như vậy, thì giá đồng thành phẩm mà cơ sở chị sản xuất ra hầu như không tăng. Thí dụ, vào thời điểm giá đồng đỏ phế liệu là 21.000 đồng/kg thì giá đồng thành phẩm bán được khoảng 28.000 đồng/kg. Còn hiện nay, giá đồng đỏ thành phẩm cao lắm cũng chỉ bán được khoảng 31.000 đồng/kg. Với tình trạng này, càng sản xuất càng thua lỗ là chuyện chắc chắn.
Theo các cơ sở cán đồng ở quận 6, trước đây đồng phế liệu ở các nơi tập trung về khu vực Hàng Xanh (TPHCM) sau đó phân phối cho các cơ sở trong TP. Nay kênh phân phối này hầu như không còn hoặc còn rất ít. Nhiều cơ sở ở quận 6 phải cử người ra tận miền Trung để thu mua đồng phế liệu gía cao nhưng vẫn không mua được. Các chủ cơ sở sản xuất cho biết gần đây có hiện tượng lạ, nhiều thương lái người Trung Quốc, người từ miền Bắc đến tận các cơ sở để hỏi mua đồng phế liệu với giá ngày càng tăng.
Ông Đặng Văn Chí, chủ một cơ sở đồng ở quận 6, cho biết chỉ riêng quận 6, số cơ sở làm nghề này lên đến cả trăm. Mỗi cơ sở như vậy, số lao động ít nhất cũng gần 20 người. Nay hoạt động ở hầu hết cơ sở này đều giảm mạnh, do không mua được đồng phế liệu, hoặc giá quá cao sản xuất không có lãi. Riêng cơ sở của ông Chí, trước đây mỗi ngày xuất xưởng phải từ 500 kg đến 700 kg đồng thành phẩm, nay chỉ sản xuất bằng 20% năng lực. Tương tự, cơ sở Vạn Thành (quận 6) đã cho gần hết số lao động thôi việc. Sở dĩ một số cơ sở vẫn cố gắng duy trì sản xuất là để nuôi thợ, giữ khách hàng lâu năm. Giá đồng phế liệu tăng không chỉ ảnh hưởng đến các cơ sở cán, kéo đồng mà còn gây khó khăn cho hàng loạt cơ sở liên quan khác. Anh Nguyễn Văn Quý, người chuyên cung ứng dầu cho các cơ sở nấu đồng ở khu vực quận 6, cho biết doanh số của anh đã giảm đáng kể trong mấy ngày qua do các cơ sở không có đồng phế liệu để nấu.
Chủ một cửa hàng bán đồ đồng gia dụng ở khu chợ Bình Tây so sánh, đồ đồng thủ công do cơ sở trong nước sản xuất tuy hình thức có phần thua thiệt nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Nay nếu đồ đồng trong nước tăng giá theo giá đồng phế liệu thì hàng Việt Nam chắc sẽ không cạnh tranh được với hàng nhập lậu. Như vậy, hàng loạt cơ sở làm đồ đồng gia dụng trong nước đang phải đứng trước bài toán khó giải: Không tăng được giá bán trong khi giá nguyên liệu đang tăng mạnh.
Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.
Online: 30 Total: 1294017