Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 7
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 1007448

Chết người vì 'xẻ thịt' bom đạn của người thu mua phế liệu

Chết người vì 'xẻ thịt' bom đạn của người thu mua phế liệu

Chết người vì 'xẻ thịt' bom đạn của người thu mua phế liệu 

Vụ nổ ở Khánh Hòa khiến 6 người chết được xác định là do cưa đầu đạn với mục đích lấy thuốc nổ và lấy thép từ vỏ đạn để làm dao rựa. Tai nạn khiến dư luận bàng hoàng bởi đây không phải lần đầu ở nước ta xảy ra những vụ việc thương tâm như trên.

Vào khoảng 9h sáng 18/8, trên địa bàn thôn Tà Lương, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, đã xảy ra một vụ nổ bom làm 6 người chết tại chỗ và 2 người bị thương.

Danh sách các nạn nhân tử vong trong vụ nổ bom gồm: Bo Bo Xiếp (SN 1982), Mấu Minh Ngữ (SN 1994), Mấu Minh nghĩa (SN 2008, em Bo Bo Xiếp), Cao Thị Thanh Vân (SN 2007), Cao Hồng Phi (SN 2014) và Mấu Quốc Dương (SN 1957, là cha vợ của Bo Bo Xiếp, cùng ngụ thôn Tà Lương, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa).

Sau khi sự việc xảy ra, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Khánh Sơn đã đến kiểm tra hiện trường để điều tra. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do người dân cưa đầu đạn 105mm lấy thuốc nổ và lấy đuôi vỏ đạn để làm đe cán dao rựa.

Đây không phải lần đầu, ở nước ta xảy ra những vụ việc thương tâm do người dân cưa bom. Trước đó, vào tháng 5/2016, ba thanh niên ở xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh (Phú Yên) cũng đã tử vong vì cưa bom. Cả 3 cưa bom nhằm lấy sắt bán cho cửa hàng thu mua sắt phế liệu. Trong lúc cưa, quả bom bất ngờ phát nổ gây hậu quả đau lòng.

Thu mua sắt phế liệu giá cao

Bàng hoàng nhất phải kể đến vụ việc vào tháng 3/2016, một vụ cưa bom ở khu đô thị Văn Phú (P.Phú La, Q.Hà Đông, Hà Nội khiến 14 người thương vong, 131 căn hộ hư hỏng.

Căn cứ kết quả xác minh, điều tra, Công an TP.Hà Nội xác định anh Phạm Văn Cường (SN 1975, quê ở thôn Nam Hùng, xã Nam Hưng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thuê nhà số 15 - TT 19, Khu đô thị Văn Phú) từ năm 2013 để hành nghề thu mua phế liệu.
Hiện trường vụ nổ

Sáng 19/3, anh Cường nhờ một nam thanh niên hàng xóm lăn giúp từ trong nhà thuê trọ ra vỉa hè trước cửa (nơi xảy ra vụ nổ) 1 khối kim loại hình trụ bằng sắt hoen gỉ, đường kính khoảng 40 - 45cm, dài khoảng 80cm, khối lượng ước khoảng trên 100 kg.

Quá trình anh Cường cắt phá khối kim loại này bằng đèn khò, nhiệt lượng kích nổ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trên. Qua công tác khám nghiệm hiện trường, các lực lượng chức năng thuộc Công an thành phố Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô thu được nhiều mảnh kim loại bằng gang, thép, được xác định là vật liệu dùng để chế tạo bom.

Theo kết quả giám định sơ bộ của Cục Kỹ thuật hình sự Bộ Công an, thuốc nổ gây ra vụ nổ cũng là loại thường sử dụng để chế tạo bom, mìn.

Nỗi đau thời bình

Theo kết quả điều tra sơ bộ của Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn, hàng năm trung bình cả nước có khoảng 3.807 người bị chết và bị thương do tai nạn bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra. Những năm đầu sau chiến tranh, số lượng tai nạn nhiều, cho đến nay có giảm đi (còn khoảng 2.000 người bị tai nạn mỗi năm).

Đau lòng hơn, các nạn nhân phần lớn là trẻ em và người lao động chính trong gia đình. Nhiều nạn nhân tuy sống sót nhưng lại trở thành gánh nặng suốt đời cho gia đình và xã hội.
Nhiều người dân vẫn chọn nghề rà tìm nhôm phế liệu để mưu sinh.

Một trong những nguyên nhân gây ra sự việc do người dân thu mua phế liệu bán lấy tiền sinh sống. Do không có kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bom mìn đã tự động cưa cắt để lấy vỏ kim loại.

Mặc dù nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo về mối nguy hiểm khi tháo gỡ bom mìn và rà tìm phế liệu chiến tranh một cách bừa bãi, nhiều cơ quan hữu trách cũng đã lên tiếng ngăn chặn, răn đe nhưng kết quả vẫn luôn là chuyện phải bàn.

Không ai trong số chúng ta có thể đoán biết được rằng, hiện tại còn bao nhiêu tấn đạn bom đang lặng yên giấu mình trong lòng mảnh đất nhỏ bé này. Và tất nhiên cũng không có người nào dám quả quyết rằng sẽ không còn những cái chết “bất đắc kỳ tử” xảy ra.

Nói về vấn nạn này chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự đói nghèo, khốn khó, mà cũng cần lưu tâm một cách sâu sắc đến ý thức nhân mạng của con người… Bên cạnh đó, sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các ngành, các cấp, các phương tiện truyền thông cũng sẽ là niềm hi vọng giúp những tai nạn thương tâm vì bom mình dần ít đi trong tương lai.

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 7 Total: 1007448