Hỗ trợ trực tuyến
Mr Minh - 0909 75 22 00
Anh Minh - 0938 649 606

Thống kê truy cập

Đang Online: 11
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tổng: 1009174

Rác phế liệu nguy hại đe dọa vựa lúa của người dân

Rác phế liệu nguy hại đe dọa vựa lúa của người dân

Rác phế liệu  nguy hại đe dọa vựa lúa của người dân

Mỗi năm có hàng trăm ngàn tấn rác thải nguy hại từ sản xuất nông nghiệp như vỏ chai, bao bì thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học không được xử lý đổ xuống "vựa lúa, vựa trái cây" của cả nước.
Tháng 11 cũng là thời điểm nông dân ĐBSCL bước vào vụ lúa đông xuân. Đây là mùa sản xuất lúa lớn nhất trong năm và cũng là vụ mùa người dân sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trên bờ kênh, cạnh ruộng lúa 4.000 m2 của ông Thạch Hoàng (50 tuổi, ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) là một đống chai lọ, gói nhựa đựng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV đã qua sử dụng. “Mọi người ra vứt chúng ở đây, tới cuối mùa sẽ đốt bỏ”, ông Hoàng nói và cho biết ngoài một số vỏ chai có thể bán cho cơ sở thu mua nhôm phế liệu thì lâu nay đốt chính là cách ông tiêu hủy loại rác độc hại trên, dù không rõ có hại cho sức khỏe hay không.

rác phế liệu gây thiệt hại ruộng lúa của người dân

 

 

Từ ấp Mỹ Hòa, theo QL53 đi hướng từ H.Trà Ôn (Vĩnh Long) về tỉnh Trà Vinh, hai bên đường là hàng ngàn héc ta lúa đông xuân đang giai đoạn khoảng 1 tháng tuổi. Ông Nguyễn Văn Dũng (64 tuổi, ấp Cây Điệp, xã Thiện Mỹ, H.Trà Ôn) đang phun thuốc trị bệnh trên cánh đồng lúa rộng 1,6 ha, cho biết hơn 44 năm nay, phun thuốc chính là công đoạn “ngán” nhất.
Chúng tôi cũng chỉ biết khuyến cáo người dân không xả rác độc hại ra môi trường mà chưa có quy định nào về xử phạt việc thải rác này ngoài cánh đồng
Trước đây trồng 1 vụ lúa, ít phải phun xịt thuốc. Bây giờ, một năm làm 3 vụ lúa, phải sử dụng phân bón và thuốc BVTV rất nhiều.
Theo ông Dũng, các vụ lúa sản xuất quanh năm nên thời gian đất nghỉ ngơi sau mỗi vụ lúa chỉ từ 10 - 15 ngày, sau đó nông dân lại bước vào vụ sản xuất mới.
Nếu không dùng phân, thuốc thì sâu bệnh phá hoại, lúa không thể phát triển tốt. Tính ra mỗi vụ lúa, ít nhất ông phải phun xịt 6 lần các loại thuốc diệt ốc bươu vàng, thuốc diệt mầm cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ các loại bệnh trên lúa.
Sau mỗi lần phun xịt, ông gom vỏ chai thuốc đem về nhà để vào một góc. Một số loại có thể tái chế sẽ được bán cho những người mua phế liệu. Những thứ còn lại đem chôn. “Không phải ai cũng gom như tôi. Có nhiều nơi, người ta quăng đại các loại rác độc hại này xuống sông, rạch hay trên chính cánh đồng”, lão nông 64 tuổi trầm ngâm nói.

Copyright В 2015 CЖЎ Sбџ Quang Minh. All rights reserved.

Online: 11 Total: 1009174